Chú thích Phạm Thái

  1. Sách Hợp tuyển thơ văn Việt Nam (Tập 3, tr. 375) ghi "Phổ Chiêu thiền sư".
  2. Phạm Thế Ngũ ghi Thanh Nê thuộc huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định là không đúng.
  3. Lê Dư trong Phổ Chiếu thiền sư thi văn tập cho rằng mẹ Trương Quỳnh Như ép nàng lấy Trịnh Nhị, con một nhà giàu trong vùng. Trong Thi văn bình chú, Ngô Tất Tố nói nàng bị ép gả làm lẽ một viên quan võ. Còn Sơn kính tân trang của Phạm Thái thì chép rõ là viên Đô đốc miền Trung ép phải gả nàng cho y.
  4. Sách Thành ngữ điển tích từ điển của Diên Hương ghi: Quỳnh Như đau chết (Nhà xuất bản Đồng Tháp, 1992, tr. 276).
  5. Phạm Thái là con bậc đại thần nên được gọi là cậu chiêu; lại hay say sưa túy lúy, nên lúc này ông tự gọi mình là Chiêu Lì.
  6. Theo Bảng lược đồ văn học Việt Nam (Quyển Thượng, tr. 570). Ở trang viết về Bà Huyện Thanh Quan, Phạm Thế Ngũ viết về thái độ hoài Lê này như sau: "Cái tâm trạng hoài Lê ấy của bà, cũng là tâm trạng chung của nhiều nho sĩ Bắc Hà sau ngày thống nhất...Nhưng nói là nhớ tiếc cái chính trị của mấy ông vua thời Lê mạt thì không đúng. Bà hướng về một quá khứ mà có lẽ bà cũng không tường tận lắm, và bà cũng chưa thọ hưởng được ân huệ gì; nhưng đó là quá khứ của tiền bối, của gia đình...Vì thế thái độ hoài Lê của bà cũng như nhiều nho sĩ đồng thời không có tính cách chính trị, mà chỉ có tính cách tâm tình"... (Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Quyển 2, tr. 290).
  7. Số câu ghi theo truyện Sơ kính tân trang in trong sách Văn học thế kỷ 18 của Nguyễn Thạch Giang. Nguyễn Lộc trong Từ điển văn học (bộ mới) thì ghi là 1482 câu thơ.
  8. Lược theo Nguyễn Huệ Chi, trong Từ điển Văn học (bộ mới), tr. 1370.
  9. Hợp tuyển thơ văn Việt Nam (tập 3, tr. 375).
  10. Trịnh Vân Thanh chép khác: Năm bảy bài thơ gầy gối hạc, Một vài đứa trẻ béo răng nghê!
  11. Trịnh Vân Thanh chép khác: Miễn được ngày nào cho sướng kiếp.
  12. Ghi theo Trịnh Vân Thanh. Có nguồn chép khác vài chữ.
  13. Chép theo Trịnh Vân Thanh, tr. 946.